• Kết nối Official Account Zalo
Tuyển sinh | Thư viện
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Lịch tuần
  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Thư viện
  • ...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỪA THIÊN HUẾ

Chủ nhân của Giải thưởng Nobel Văn học 2021 và vấn đề hậu thực dân
  1. Trang Chủ
  2. Tin tức-Sự kiện
  3. Văn hóa - Nghệ thuật

08-10-2021 | Lượt xem: 398

Vượt qua nhiều nhà văn tên tuổi được bạn đọc trên toàn thế giới mong đợi được gọi tên như: Annie Ernaux (Pháp), Margaret Atwood (Canada), Anne Carson(Canada), Haruki Murakami (Nhật Bản), Ludmila Ulitskaya (Nga), Ngũgĩ wa Thiong'o (Kenya)… năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn chương năm 2021 cho nhà văn Abdulrazak Gurnah (1948). Mặc dù, ngày từ đầu cuộc bình chọn, thăm dò của các độc giả khắp nơi thì Abdulrazak Gurnah không nằm trong danh sách nào cả. Như vậy, ông là nhà văn châu Phi thứ sáu nhận giải thưởng danh giá này sau Wole Soyinka (Nigeria), Nagib Mahfuz (Ai Cập), Nadine Gordimer và John Maxwell Coetzee (Nam Phi), Jean-Marie Gustave Le Clezio (Mauriti-Pháp). Abdulrazak Gurnah sinh ra trên đảo Zanzibar thuộc Tanzania, một vương quốc Hồi giáo, một quốc gia nghèo đói ở Đông Phi, đến Anh tị nạn vào cuối những năm 1960 để thoát khỏi sự đàn áp của người Ả Rập trong Cách mạng Zanzibar.

Không nằm trong vùng dự đoán của độc giả, giải thưởng Nobel Văn học 2021 trao cho nhà văn thuộc một quốc gia châu Phi (Tanzania). Như lời hứa của Viện Hàn lâm Thủy Điển về việc “mở rộng địa lý” đối với chủ nhân giải Nobel văn chương, không còn “châu Âu hóa” nữa, giải thưởng đang thực sự hướng đến các vấn đề nhân loại hơn là phạm vi địa lí và gây bất ngờ lớn cho bạn đọc Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

Năm 1960, Abdulrazak Gurnah đến Anh tị nạn, nên chủ đề bao trùm trong sáng tác của ông là vấn đề hậu chiến và người tị nạn, lưu vong. Ông có nhiều bài viết liên quan đến chủ nghĩa thực dân, các quốc gia ở vùng châu Phi thời kỳ hậu thuộc địa. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu các công trình về văn học châu Phi. Từ 1980 đến 1982, ông giảng dạy tại Trường Đại học Bayero Kano ở Nigeria. Sau đó, chuyển đến Trường Đại học Kent, nơi ông lấy bằng Tiến sĩ và được bổ nhiệm làm Giáo sư kiêm Trưởng khoa Tiếng Anh. Là một học giả, ông đã cống hiến hết mình để nghiên cứu về tiểu thuyết thời kì hậu thuộc địa và các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa thực dân/hậu thực dân, đặc biệt là liên quan đến châu Phi, Caribe và Ấn Độ.

Năm 2015, thế giới xót xa, bàng hoàng khi chứng kiến Alan Kurdi, một cậu bé 3 tuổi người Syria bị chết đuối trên bờ biển Địa Trung Hải trong cuộc chạy trốn khỏi cuộc nội chiến và tị nạn đến đảo Kos của Hy Lạp với mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó có văn chương đi sâu khai thác, làm rõ bi kịch con người thế kỉ XXI - vấn đề thời kì hậu chiến. Thế giới đang đối diện với vấn đề tị nạn gay gắt, quyết liệt. Chưa bao giờ phía sau bức màn chiến tranh lại trở nên khốc liệt như lúc này.

Tiểu thuyết gia Abdulrazak Gurnah giành giải thưởng Nobel 2021 “vì sự thâm nhập kiên định và giàu lòng trắc ẩn của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân, cũng như số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và các lục địa” (Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển) [1]. Chủ tịch Ủy ban Nobel cho biết các tiểu thuyết của ông, từ tác phẩm đầu tay Memory of Departure (1987) đến tác phẩm gần nhất Afterlives (2020) đều “tráng lệ”, khiến người đọc mở rộng tầm mắt về nền văn hóa Đông Phi vốn còn xa lạ với thế giới.

Đến nay, Abdulrazak Gurnah có khoảng 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn, tiểu luận, phê bình. Tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến Paradise (1994),  Desertion (2005), By the Sea (2001), Gravel Heart (2017), Afterlives (2020)… Nhà phê bình văn học Bruce King[1] nhận xét rằng, tiểu thuyết của Gurnah đặt các nhân vật ở Tanzania nói riêng châu Phi nói chung trong bối cảnh quốc tế rộng lớn (Africans have always been part of the larger, changing world [3]). Trong Admiring Silence, By the Sea và Desertion, các nhân vật của ông là những kẻ cô đơn, bị xa lánh, ruồng bỏ sau nhưng lần di cư (the alienation and loneliness that emigration can produce and the soul-searching questions it gives rise to about fragmented identities and the very meaning of 'home' [2]). Vấn đề ý nghĩa đích thực của cuộc đời là gì? Đâu là ngôi nhà/quê hương thực sự của những kẻ tị nạn? Đây là các câu hỏi mà Abdulrazak Gurnah gay gắt đặt ra để kiếm tìm. Các nhân vật của Gurnah bị kẹt giữa các nền văn hóa và lục địa châu Phi và châu Âu. Họ luôn sống trong trạng thái bất an, lo lắng. Cuộc sống phải liên tục thay đổi để thích nghi với môi trường mới, dung hòa giữa nơi ở mới và quá khứ.

Hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông gồm Memory of Departure (1987), Pilgrims Way (1988) là những ghi chép trải nghiệm, chứng kiến của bản thân ông và những người nhập cư ở Anh. Với tư cách là người trong cuộc, tác phẩm của ông đã phản ánh chân thành nhất bức tranh cuộc sống của những người tị nạn ở Anh cuối thế kỉ XX. Cả hai tiểu thuyết đều được kể ở ngôi thứ nhất, người kể chuyện phải lựa chọn giữa sự im lặng che đậy họ và bảo vệ họ khỏi những định kiến ​​phân biệt chủng tộc.

Paradise (tạm dịch: Thiên đường, 1994) là tiểu thuyết tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Abdulrazak Gurnah. Đây là tác phẩm được đề cử trong hai giải thưởng văn chương danh giá là Booker Prize, Whitbread Prize for Fiction và là cú đúp giúp ông nhận giải thưởng Nobel Văn chương năm nay. Cuốn tiểu thuyết sống động và bạo lực kể về câu chuyện của Yusuf, một cậu bé 12 tuổi sinh ra ở thị trấn Kawa ở Tanzania vào đầu thế kỷ XX. Cha của Yusuf là một ông chủ khách sạn và đang mắc nợ một thương gia Ả Rập giàu có và quyền lực tên là Aziz. Để trả nợ cho cha mình, Yusuf buộc phải trở thành đầy tớ không công cho thương gia Aziz. Yusuf tham gia đoàn lữ hành của Aziz khi họ đi đến các khu vực của Trung Phi và Công gô - lãnh thổ mới được giao thương trong thời gian gần đây, trước đó nhiều thế hệ hoạt động này chưa diễn ra. Tại đây, đoàn thương nhân của Aziz gặp phải sự thù địch từ các bộ lạc địa phương, động vật hoang dã và địa hình hiểm trở. Khi đoàn lữ hành quay trở lại Đông Phi, Thế chiến thứ nhất bắt đầu và Aziz chạm trán với quân đội Đức khi họ càn quét Tanzania. Aziz buộc phải nhập ngũ cho đội quân của Đức. Tiểu thuyết này được viết sau một chuyến đi nghiên cứu ở Đông Phi vào khoảng năm 1990 của Abdulrazak Gurnah. Đây là câu chuyện về quá trình trưởng thành và một chuyện tình buồn của Yusuf trong thế giới khác biệt và va chạm, xung đột những hệ thống niềm tin của con người. Tiểu thuyết là một chuyến du ngoạn, phiêu lưu xuyên lục địa cùng với cuộc sống tự nhiên và cuộc xungđột với các bộ tộc mà họ gặp phải trên đường. Tạp chí The New York Times đánh giá đó là cuốn tiểu thuyết về bản chất của tự do và những mất mát về số phận Yusuf nói riêng và lục địa châu Phi nói chung: “a poignant meditation on the nature of freedom and the loss of innocence, for both a single sensitive boy and an entire continent” [4].



[1] Bruce King là nhà phê bình văn học người Mỹ sống ở Paris, đã giảng dạy tại các trường đại học ở Anh, Scotland, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nigeria, New Zealand và Israel. Ông còn là một nhà biên kịch, nhà soạn nhạc viết  trên nhiều thể loại như: jazz, châu Phi và Caribe.

Tài liệu tham khảo

1. Press release, The Nobel Prize in Literature 2021, https://www.nobelprize.org/prizes/literature/2021/press-release, ngày truy cập 7/10/2021.

2. Hand, Felicity (2012). "Becoming Foreign: Tropes of Migrant Identity in Three Novels by Abdulrazak Gurnah". In Sell, Jonathan P. A. (ed.). Metaphor and Diaspora in Contemporary Writing. Palgrave Macmillan. pp. 39–58.

3. King, Bruce (2006). "Abdulrazak Gurnah and Hanif Kureishi: Failed Revolutions". In Acheson, James; Ross, Sarah C.E. (eds.). The Contemporary British Novel Since 1980. New York: Palgrave Macmillan. pp. 85–94.

4. https://www.nytimes.com/2021/10/07/books/abdulrazak-gurnah-books.html

Chu Đình Kiên
Khoa Sư phạm

Văn hóa - Nghệ thuật

  • Tạo ra văn hóa chất lượng trong dạy học trực tuyến
  • Khai giảng lớp Đại học liên thông hệ vừa làm vừa học ngành Giáo dục thể chất, khoá học 2019 – 2021
  • Văn hóa đọc mãi trường tồn ...
  • Đêm nhạc “Níu tay nghìn trùng” - 18 năm tưởng nhớ Trịnh Công Sơn
  • Đọc sách và quá trình hoàn thiện nhân cách con người
  • Sắc màu tình yêu trong “Giấc mơ của trái tim em”
  • Triển lãm sản phẩm Mỹ Thuật, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang
  • Đất nước Lào thân thuộc như quê hương
  • “EM VỪA ĐỦ ĐỂ ANH KHAO KHÁT…”
  • Rộn rã chờ đón tiếng pháo giao thừa

  • Xem tất cả
    HOẠT ĐỘNG
    • Đăng ký tuyển sinh
    • Đăng ký nhập học
    • Tư vấn-Hướng nghiệp
    • Khoa học và Công nghệ
    • Hợp tác quốc tế
    • Kiểm định chất lượng
    • Văn hóa - Nghệ thuật
    • Kết nối OA Zalo
    THÔNG TIN
    • Công khai giáo dục
    • Công tác HSSV
    • Phổ biến pháp luật
    • Thực hành-Thực tập
    • Lý lịch khoa học
    • Văn bản pháp quy
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch công tác
    • Sinh viên tốt nghiệp
    • Facebook
    TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn TN - Hội SV
    KHOA-PHÒNG-TRUNG TÂM
    • Phòng Đào tạo-CTSV
    • Phòng Tổ chức-Hành chính-HTQT
    • Phòng Khảo thí-ĐBCL-QLKH
    • TT Hỗ trợ SV-LKĐT
    • Khoa Sư phạm
    • Khoa Giáo dục nghề nghiệp
    • Khoa Ngoại ngữ-CNTT
    • Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ
    • Trường THMN Họa Mi

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ

    Địa chỉ: 123 Nguyễn Huệ - TP Huế - Thừa Thiên Huế

    Điện thoại: 0234.3822179 - 0234.3833584

    Email: cdsp@thuathienhue.gov.vn

    Sản phẩm của Ban ứng dụng & phát triển CNTT

      

    Some text in the modal.