• Kết nối Official Account Zalo
Tuyển sinh | Thư viện
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Lịch tuần
  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Thư viện
  • ...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỪA THIÊN HUẾ

Ảnh hưởng cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc tạo ra giá trị cốt lõi cho công dân học tập đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện nay
  1. Trang Chủ
  2. Tin tức-Sự kiện
  3. Khoa Giáo dục nghề nghiệp

15-11-2021 | Lượt xem: 326

1.1. Sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến con người và xã hội

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của kinh tế tri thức và khoa học công nghệ như hiện nay đã có ảnh hưởng nhất định đến thế giới quan của con người, giúp con người nhận thức được những giá trị đạo đức mới, những ý tưởng mới. Muốn nắm bắt được sự phát triển của nhân loại, sự bao dung, tôn trọng và tự do tranh luận những tư tưởng, triết lý, chính kiến, tín ngưỡng khác nhau với một tư duy độc lập, phê phán, phản biện, mỗi cá nhân phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức trong việc tiếp nhận những thông tin để từ đó đưa ra những hoạt động phù hợp.

Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, với những công nghệ hiện đại làm cho toàn bộ nền sản xuất xã hội thay đổi; theo đó, làm cho thị trường lao động có sự thay đổi căn bản.

Trong quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 thì giáo dục và đào tạo chính là khâu then chốt. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi sự đóng góp của những cá nhân năng động, tự lập, tự do, tự học, tự nghiên cứu và tự sáng tạo. Những phẩm chất này ở người lao động sẽ rất khó có được nếu như nền giáo dục và đào tạo vẫn giữ cơ chế quản lý theo phương thức chỉ thị và tuân thủ mà không có sự thay đổi tích cực, không đổi mới. Chúng ta đều biết rằng, triển vọng của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI được xác định bởi sự quá độ của các nước sang giai đoạn hậu công nghiệp, tức cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà ở đó lĩnh vực dịch vụ, khoa học, giáo dục, v.v. đóng vai trò quan trọng. Nói cách khác, phương thức sản xuất sẽ phải đặt việc chuyển giao tri thức lên hàng đầu. Điều đó, kéo theo cách nhìn nhận về vai trò của giáo dục một cách thực chất, tức là giáo dục không chỉ liên quan một cách giản đơn đến kinh tế mà ở mức độ đáng kể, nó quyết định trạng thái và sự phát triển của kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu vấn đề về mối liên hệ giữa kinh tế và giáo dục đã chỉ ra rằng, trình độ học vấn trong bất kỳ xã hội nào cũng đều liên quan đến các chỉ số phát triển kinh tế và phúc lợi của nhân dân. Thực lực kinh tế là nguồn gốc để phát triển mạnh hay yếu của nền giáo dục trong từng giai đoạn khác nhau. Có thể thấy rằng, sự phát triển của công nghệ số tạo ra những thuận lợi cho việc tiếp cận tri thức vượt không gian và thời gian nhưng lại đặt ra những thách thức mới về tính tự chủ, độc lập, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm cho việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội trong thời gian tới.

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những cá nhân có tư duy sáng tạo, độc lập, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách về công nghệ. Nó rút ngắn khoảng cách về không gian, địa lý, tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập trong mọi lúc, ở mọi nơi. Tạo ra một xã hôi học tập mà ở đó công dân học tập là thành tố hạt nhân. Bởi vì, để có được một gia đình học tập,cộng đồng học tập, nhà nhà học tập, người người học tập thì trước hết phải có những công dân học tập.

Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn các phương án đầu tư kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển; gia tăng phạm vi, mức độ tác động của giáo dục và đào tạo trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó đòi hỏi và tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao với công nghệ tự động hóa. Rôbốt làm việc thay thế con người nên đã giảm đi rất nhiều sức lao động bằng tay chân, đồng thời nâng cao chất lượng lao động trí óc. Lao động trí tuệ là đặc trưng của người lao động hiện đại. Do đó, nâng cao trình độ dân trí được xem là vấn đề cốt lõi của mỗi công dân trong giai đoạn hiện nay. Xét đến cùng, lực lượng sản xuất quyết định sự phát triển của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì con người là yếu tố đóng vai trò quyết định và là yếu tố năng động nhất. Con người có được tư cách và vai trò đó, trước hết là do tri thức quyết định. Tri thức luôn thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tri thức ngày càng đóng vai trò và vị trí quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là yếu tố chủ yếu của sản xuất, là lợi thế của cạnh tranh, là sức mạnh của nội lực và là sức hút chủ yếu đối với ngoại lực. Hàm lượng chất xám có trong mỗi sản phẩm lao động ngày càng gia tăng và chiếm vị trí chủ đạo. Tri thức của con người không phải tự nhiên mà có; trái lại, phải thông qua giáo dục và đào tạo mới có. Điều này có nghĩa là giáo dục và đào tạo là điều kiện tiên quyết, là nền tảng và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chăm lo đầu tư cho yếu tố quyết định nhất trong lực lượng sản xuất. Sự đầu tư này được coi là quốc sách hàng đầu, là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức đã đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện cho đổi mới giáo dục và đào tạo. Quá trình này đã góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành các máy móc, trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng của lực lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Đồng thời tạo ra nguồn nhân lực chất lượng có năng lực cạnh tranh về kĩ năng, kĩ xảo, phương pháp, tư duy làm việc, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển trên thế giới. Có thể khẳng định rằng, phát triển giáo dục và đào tạo là con đường ngắn nhất để con người tiếp cận, cập nhật kịp thời thông tin và làm phong phú thêm nguồn tri thức của mình. Thông qua quá trình giáo dục và đào tạo, mọi nguồn lực trong xã hội được phát huy tối đa những mặt tích cực để góp phần xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. Có thể nói, một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Đây là yếu tố có tính chiến lược, then chốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp được quy định bởi nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là tùy thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực ở nước ta trong thời gian tới, là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở, chìa khóa cho sự phát triển bền vững, bảo đảm sự phồn vinh, thịnh vượng của nước ta.

Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội cho Việt Nam mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, kết nối với các nước trên thế giới về tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Sự giao thoa, đối thoại, hợp tác, cạnh tranh giữa các nền giáo dục… làm cho nền giáo dục của nước ta  buộc phải đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.

Trước những xu hướng mới của thời đại, sự đa dạng hoá các loại hình và phương thức giáo dục và đào tạo, đào tạo từ xa, qua mạng, sự thay đổi chức năng và mô hình của các cơ sở giáo dục đào tạo, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá làm cho giáo dục và đào tạo ngày càng gắn bó trực tiếp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ. Xu hướng xã hội hóa giáo dục, hiện đại hóa giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, giáo dục suốt đời và xây dựng xã hội học tập đã và đang buộc hầu như tất cả các nước phải đổi mới giáo dục và đào tạo. Đổi mới giáo dục và đào tạo là xu thế phát triển tất yếu dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thành công khâu đột phá chiến lược “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” trong giai đoạn mới, Việt Nam không thể nằm ngoài các xu hướng này. Toàn cầu hoá phát triển giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra lực lượng các nhà khoa học và quản lý có trình độ cao. Đó chính là nguồn tài nguyên nhân lực chủ chốt cho phát triển kinh tế tri thức và lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao trình độ phát triển với các nước trên thế giới

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030, Đảng ta xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” [tr.231, 2].

Điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh: Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực...

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII rất coi trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học và ưu tiên chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, con người, quốc phòng, an ninh trọng yếu. Bên cạnh đó rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ gắn với đổi mới toàn diện chính sách nhân lực khoa học và công nghệ, ưu tiên thu hút nhân tài, các nhà khoa học có tâm huyết với công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước. Để phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, văn kiện Đại hội đại biểu lần thức XIII xác định cụ thể hơn những nội dung cần thực hiện trong thời gian tới đó là: Phát triển một số ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, trực tiếp góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách, phù hợp với điều kiện, nguồn nhân lực của đất nước. Cùng với đó là nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cơ cấu lại các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc làm mục tiêu. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%, trong đó ưu tiên phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao.

Như vậy, để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong thời gian tới thì việc giáo dục để tạo ra công dân toàn cầu là hết sức cần thiết mà mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị cần phải chú trọng để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những nhân tố tích cực hội đủ tài và đức thỏa mãn nhu cầu phát triển của đất nước và thế giới hiện nay.

1.2.Giáo dục những giá trị cốt lõi cho công dân học tập hiện nay

Giáo dục là một quá trình kể từ khi sinh ra và tiếp tục cho đến suốt cuộc đời, là một hiện tượng xã hội đặc biệt có nhiệm vụ đào tạo con người trở thành những nhân tố hữu ích đắc lực phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Giáo dục bao gồm việc dạy và học, là quá trình phổ biến tri thức, truyền thụ sự hiểu biết và cách suy luận đúng đắn cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh để hình thành một con người toàn diện có khả năng tư duy, óc sáng tạo, đào tạo ra những con người biết phán đoán, biết hành động và biết yêu thương, biết đau với nỗi đau của người khác và có lương tri đạo đức trong lối sống. Trong điều kiện hiện nay, những giá trị cốt lõi cần giáo dục cho mỗi công dân học tập là:

Thứ nhất, Giáo dục cho công dân có trách nhiệm trong học tập và lối sống. Đây là một phẩm chất cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức con người nhất là đối với sinh viên, đây là đối tượng có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, dễ kích động và dễ bị dụ dỗ. Chính vì vậy, cần giáo dục để các em nhận thức được những hiểm họa của việc thiếu trách nhiệm trong công việc, cuộc sống sẽ khiến cho con người bị tha hóa về đạo đức, gây nguy hiểm cho bản thân gia đình và xã hội như tệ nạn tham ô, tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm….

 Thứ hai, Giáo dục cho công dân đức tính trung thực đây là nền tảng cho sự hình thành phẩm chất đạo đức con người là cơ sở để con người có trách nhiệm trong công việc và hành động ngăn ngừa sự dối trá, gian xảo, láo lường. Bởi vì, nếu không trung thực con người sẽ không nhận thức được những sai phạm, khuyết điểm để sửa đổi, không dám đối diện với sự thật để hướng tới cái chân thiện mỹ trong cuộc sống.

Thứ ba, Giáo dục cho công dân tinh thần đoàn kết. Đây là vấn đề mà Bác Hồ rất quan tâm trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ đường lối chiến lược là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng việt Nam, Bác nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, sự đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt để dẫn đến mọi thành công và chống lại những tư tưởng phá hoại, hẹp hòi, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh và giàu mạnh.

Thứ tư, Giáo dục cho công dân tư duy sáng tạo. Nghĩa là, những tri thức được cung cấp từ người thầy sẽ được sử dụng khác nhau ở mỗi học sinh tùy vào năng lực và phẩm chất của người học. Với nội dung này, phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của người thầy, người thầy phải làm cho học sinh có hứng thú và tạo ra được những tình huống để học sinh động não. Người thầy chỉ nên đứng ở vị trí hướng dẫn, định hướng, có như vậy mới tạo nên được sự sáng tạo trong suy nghĩ và hành động. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần có những cái mới có những thay đổi cả về chất lẫn lượng, tránh sự rập khuôn, sáo rỗng, hình thức, có như vậy mới tạo nên được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Thứ năm, Giáo dục cho công dân ý thức được sự cống hiến. Ở đây từ cống hiến được hiểu là sự đóng góp, là một phẩm chất cao quí của con người nhưng để thực hiện được thì không hề dễ dàng đòi hỏi hội tụ nhiều phẩm chất khác như: Tình thương, trách nhiệm, sự hy sinh, không ngại khó, ngại khổ. Điều này có ý nghĩa thúc đẩy và điều chỉnh thái độ và hành vi của con người, giúp con người thực hiện những hành động cải tạo hiện thực và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

Mặc dù các giá trị trên có vai trò và ý nghĩa khác nhau đối với sự hình thành và phát triển của mỗi cá nhân nhưng chúng lại tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, chúng ta không nên đề cao một giá trị nào mà phải giáo dục hài hòa, hợp lý có như thế mới phát huy được hiệu quả cao nhất trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người mới đáp ứng được yêu cầu hội nhập phát triển đất nước hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013

[2].  Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2021

[3]. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.

TS. Nguyễn Thủy Tiên
Khoa Giáo dục nghề nghiệp

Khoa Giáo dục nghề nghiệp

  • Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, công tác pháp chế, giáo dục pháp luật năm 2022 và triển khai công tác năm 2023
  • Hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Chi bộ Khoa Giáo dục nghề nghiệp.
  • Những nhận thức và cảm nghĩ sâu sắc của sinh viên trường CĐSP Thừa Thiên Huế về chuyến tham quan Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • Những tháng ngày năm ấy - khi tôi là học viên!
  • Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo
  • Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế tham quan, nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VÀ V.I.LÊNIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • Đại hội Chi bộ Khoa Giáo dục nghề nghiệp, nhiệm kỳ 2022 - 2025
  • Tập huấn sử dụng Sách giáo khoa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
  • Tham quan thực tế tại Nhà tù Phú Quốc

  • Xem tất cả
    HOẠT ĐỘNG
    • Đăng ký tuyển sinh
    • Đăng ký nhập học
    • Tư vấn-Hướng nghiệp
    • Khoa học và Công nghệ
    • Hợp tác quốc tế
    • Kiểm định chất lượng
    • Văn hóa - Nghệ thuật
    • Kết nối OA Zalo
    THÔNG TIN
    • Công khai giáo dục
    • Công tác HSSV
    • Phổ biến pháp luật
    • Thực hành-Thực tập
    • Lý lịch khoa học
    • Văn bản pháp quy
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch công tác
    • Sinh viên tốt nghiệp
    • Facebook
    TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn TN - Hội SV
    KHOA-PHÒNG-TRUNG TÂM
    • Phòng Đào tạo-CTSV
    • Phòng Tổ chức-Hành chính-HTQT
    • Phòng Khảo thí-ĐBCL-QLKH
    • TT Hỗ trợ SV-LKĐT
    • Khoa Sư phạm
    • Khoa Giáo dục nghề nghiệp
    • Khoa Ngoại ngữ-CNTT
    • Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ
    • Trường THMN Họa Mi

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ

    Địa chỉ: 123 Nguyễn Huệ - TP Huế - Thừa Thiên Huế

    Điện thoại: 0234.3822179 - 0234.3833584

    Email: cdsp@thuathienhue.gov.vn

    Sản phẩm của Ban ứng dụng & phát triển CNTT

      

    Some text in the modal.