Virus corona đánh úp
chúng ta vào năm 2019. Cái tên Covid 19 bắt đầu từ đó đã làm cho cả thế giới
bàng hoàng. Chúng ta, những người làm công tác giáo dục lại thêm một nỗi bàng
hoàng khác đó là việc dạy học trực tuyến.
Làm thế nào để đường
truyền ổn định, thao tác nào để học sinh nhìn màng hình không ngược chữ, kỹ thuật
nào để người lạ không làm phiền lớp học, bí quyết nào để không rò rỉ thông tin
khi sử dụng phần mềm trực tuyến… đó là những câu hỏi của buổi đầu trực tuyến,
khi chúng ta vẫn còn nghĩ Covid 19 sẽ biến mất nay mai.
Điều đó đã không xảy
ra! Chúng ta buộc phải sống chung và sống bình thường với covid 19!
Những câu hỏi trên đã
được giải đáp bởi những người viết phần mềm dạy học trực tuyến.
Chúng ta, những người
dạy học phải đặt những câu hỏi khác! Làm thế nào để người học tiếp nhận kiến thức
từ việc dạy học trực tuyến hiệu quả nhất?
Bằng cách nào để học
sinh học trực tuyến thoải mái, tự nhiên, dễ dàng, gần gũi, và thích học như việc
học trực tiếp? Phương thức nào để đánh giá năng lực người học công bằng và chân
thực nhất? Người dạy học trực tuyến phải đặt câu hỏi như vậy!
Chúng tôi, những giáo
viên của khoa Ngoại ngữ- Công nghệ thông tin cùng các Thầy Cô giáo đến từ các
Khoa Phòng của Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế đã cùng nhau chia xẽ một
câu hỏi hết sức thiết thực : “BẠN CÓ KHÓ KHĂN NÀO TRONG VIỆC KIỂM TRA VÀ ĐÁNH
GIÁ TRỰC TUYẾN HAY KHÔNG? TÔI CÓ! CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?” trong hội thảo trực
tuyến diễn ra ngày 13/11/2021.
Không có giải pháp
nào là tối ưu, chỉ có giải pháp khả dĩ nhất. Chúng tôi đã làm được điều đó. Điều
mà chúng tôi muốn hướng tới là những câu hỏi này không chỉ được đặt ra cho qui
mô một hội thảo, mà những câu hỏi tương tự như thế nên được đặt ra âm thầm sau
mỗi tiết dạy và câu trả lời thoã mãn có trong cái vẫy tay chào tạm biệt và ánh
mắt chờ đợi tiết học mới của học sinh.
Một số hình ảnh từ Hội thảo:





Thủy Tiên
Khoa Ngoại ngữ - Công nghệ thông tin