• Kết nối Official Account Zalo
Tuyển sinh | Thư viện
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Lịch tuần
  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Thư viện
  • ...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỪA THIÊN HUẾ

Vấn đề triết lý giáo dục ở Việt Nam
  1. Trang Chủ
  2. Tin tức-Sự kiện
  3. Khoa Giáo dục nghề nghiệp

19-11-2021 | Lượt xem: 337

Triết lý giáo dục là một nội dung quan trọng cần được quan tâm trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Vấn đề triết lý giáo dục đã được bàn đến trong nhiều hội thảo khoa học. Các nhà khoa học đã đặt ra nhiều câu hỏi: Việt Nam có triết lý giáo dục hay không?

Giáo sư Phạm Minh Hạc đã nghiên cứu, phân tích và chia ra thành bốn nhóm câu trả lời: “Nhóm thứ nhất, giáo dục nước nhà thiếu hẳn một triết lý, thậm chí có người cho rằng chúng ta chưa bao giờ có triết lý giáo dục; nhóm thứ hai, chúng ta có triết lý giáo dục, nhưng triết lý đó sai, hay nói nhẹ hơn, triết lý đó không phù hợp với thực tế nước mình; nhóm thứ ba, chúng ta có minh triết giáo dục, đã được vận dụng tài tình vào hoàn cảnh nước ta và đã đem lại những kết quả tốt đẹp hiển hiện trong cuộc sống hầu hết mọi người đều có thể cảm nhận được; nhóm thứ tư, rõ rệt nhất, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, nước nhà có triết lý giáo dục có hệ thống, từng bước hoàn chỉnh, toàn dân với nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã tích cực thực hiện suốt hơn nữa thế kỷ, đã đạt kết quả tốt đẹp, nhưng đến nay cần xem xét, bổ sung cho phù hợp với thời đại, hoàn cảnh mới” [1, tr.15 - 16].

Theo đó, có thể nói, khái niệm triết lý giáo dục có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở phương Tây, triết học giáo dục hay triết lý giáo dục đều có một cách hiểu như nhau. Ở Việt Nam, hai thuật ngữ này có sự khác biệt. Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Triết học giáo dục là ngành hay lĩnh vực nghiên cứu khoa học, còn triết lý giáo dục là sản phẩm của tư duy triết học, hoặc của nghiên cứu triết học giáo dục.” [2, tr.8 ]; Nguyễn Bá Thái nhận định: “Triết lý giáo dục chính là triết học trong giáo dục, là việc ứng dụng các lý thuyết triết học vào trong giáo dục; triết lý giáo dục là một học thuyết triết học về giáo dục, với một tên gọi mang đặc trưng phương pháp luận của lý thuyết đó” [2, tr.8]. Phạm Văn Linh nhận định: “Triết học giáo dục đã có một nền tảng khái niệm và lý luận vững chắc như triết học nói chung. Về cơ bản, có thể coi triết học giáo dục, như một “cơ sở dữ liệu” với rất nhiều tư tưởng giáo dục vừa bổ sung, vừa đối nghịch nhau, tạo thành các triết thuyết khác nhau trong giáo dục” [2, tr.9]; “triết lý giáo dục được thể hiện thông qua những tuyên bố ở tầm quốc gia về sứ mệnh, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục. Các tuyên bố như vậy, ở từng quốc gia được trình bày trên những văn bản pháp lý quan trọng của nhà nước như Hiến pháp, Luật giáo dục, chương trình cải cách giáo dục” [2, tr.125].

Theo tác giả, triết lý giáo dục là sợ chỉ đỏ xuyên suốt dẫn đường cho người làm giáo dục đi đúng hướng, là kim chỉ nam của chiến lược phát triển giáo dục. Nghĩa là triết lý giáo dục có tác dụng chi phối, tác động toàn diện tới các hoạt động giáo dục, môi trường giáo dục, nội dung giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục thậm chí tác động tới cả xã hội tương lai vì giáo dục chính là hoạt động xây dựng kiến tạo xã hội tương lai. Thực ra, nội dung triết lý giáo dục Việt Nam đã có từ rất lâu trong lịch sử khi nói đến vị trí, vai trò của giáo dục toàn diện cha ông ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ở đây, có thể hiểu lễ nghĩa của một con người cần phải học đầu tiên sau đó mới học chữ quan điểm này tương tự như quan điểm của Nho giáo khi cho rằng: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín là những phẩm chất mà con người phát triển toàn diện cần phải có. Hay khi nói đến nội dung của giáo dục cha ông ta xác định vị trí quan trọng của người thầy giáo như: “Bán tự vi sư, nhất tự vi sư”; “Mấy ai là kẻ không thầy, thế gian thường nói đố mày làm nên”; “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”….Giáo dục là một quá trình cần phải trau dồi và rèn luyện, vì thế phương pháp giáo dục mà ông cha ta nói đến đó chính là: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”; “Dốt đến đâu, học lâu cũng biết”; “Người không học như ngọc không mài”; “Ở đây gần bạn gần thầy, có công mài sắt có ngày nên kim”.

Như vậy, có thể khẳng định ở Việt Nam có triết lý giáo dục và triết lý giáo dục Việt Nam chính là đường lối, quan điểm, chính sách phát triển giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự kế thừa những giá trị văn hóa của dân tộc và tinh hoa của thời đại. Triết lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay chính là quan điểm của Đảng được đề ra trong Nghị quyết 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã có những thành tựu và bước phát triển đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được thì nền giáo dục ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Để khắc phục và giải quyết những vướng mắc và tiếp cận với nền giáo dục của thế giới thì không còn con đường nào khác giáo dục Việt Nam phải tiến hành đổi mới trong thời gian sớm nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Minh Hạc (2011), Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Phạm Văn Linh (2015), Định hướng chiến lược, giải pháp đột phá nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

Nguyễn Thủy Tiên
Khoa Giáo dục nghề nghiệp

Khoa Giáo dục nghề nghiệp

  • Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, công tác pháp chế, giáo dục pháp luật năm 2022 và triển khai công tác năm 2023
  • Hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Chi bộ Khoa Giáo dục nghề nghiệp.
  • Những nhận thức và cảm nghĩ sâu sắc của sinh viên trường CĐSP Thừa Thiên Huế về chuyến tham quan Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • Những tháng ngày năm ấy - khi tôi là học viên!
  • Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo
  • Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế tham quan, nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VÀ V.I.LÊNIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • Đại hội Chi bộ Khoa Giáo dục nghề nghiệp, nhiệm kỳ 2022 - 2025
  • Tập huấn sử dụng Sách giáo khoa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
  • Tham quan thực tế tại Nhà tù Phú Quốc

  • Xem tất cả
    HOẠT ĐỘNG
    • Đăng ký tuyển sinh
    • Đăng ký nhập học
    • Tư vấn-Hướng nghiệp
    • Khoa học và Công nghệ
    • Hợp tác quốc tế
    • Kiểm định chất lượng
    • Văn hóa - Nghệ thuật
    • Kết nối OA Zalo
    THÔNG TIN
    • Công khai giáo dục
    • Công tác HSSV
    • Phổ biến pháp luật
    • Thực hành-Thực tập
    • Lý lịch khoa học
    • Văn bản pháp quy
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch công tác
    • Sinh viên tốt nghiệp
    • Facebook
    TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn TN - Hội SV
    KHOA-PHÒNG-TRUNG TÂM
    • Phòng Đào tạo-CTSV
    • Phòng Tổ chức-Hành chính-HTQT
    • Phòng Khảo thí-ĐBCL-QLKH
    • TT Hỗ trợ SV-LKĐT
    • Khoa Sư phạm
    • Khoa Giáo dục nghề nghiệp
    • Khoa Ngoại ngữ-CNTT
    • Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ
    • Trường THMN Họa Mi

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ

    Địa chỉ: 123 Nguyễn Huệ - TP Huế - Thừa Thiên Huế

    Điện thoại: 0234.3822179 - 0234.3833584

    Email: cdsp@thuathienhue.gov.vn

    Sản phẩm của Ban ứng dụng & phát triển CNTT

      

    Some text in the modal.