• Kết nối Official Account Zalo
Tuyển sinh | Thư viện
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Lịch tuần
  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Thư viện
  • ...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỪA THIÊN HUẾ

Sinh hoạt chuyên môn về kĩ năng tạo hình - ý tưởng sáng tạo của trẻ mầm non
  1. Trang Chủ
  2. Tin tức-Sự kiện
  3. Khoa Sư Phạm

07-05-2022 | Lượt xem: 255

 Tối ngày 5/5/2022, tổ Tâm lý giáo dục - Nghệ thuật thuộc Khoa Sư phạm tổ chức sinh hoạt chuyên môn với chuyên đề kĩ năng tạo hình - ý tưởng sáng tạo của trẻ mầm non trên nền tảng MS Teams. Đây là hoạt động sinh hoạt chuyên môn thường kỳ của Khoa Sư phạm nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy, chuyên môn nghiệp vụ… trong lĩnh vực đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non. Chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn bao gồm ThS Lê Đình Được, ThS Nguyễn Thị Hằng. Tham gia có các giảng viên chuyên ngành tạo hình, mỹ thuật và các thầy cô của khoa Sư phạm.

Buổi sinh hoạt chuyên môn được các giảng viên phân tích, đánh giá trên tất cả các phương diện từ đặc điểm tâm sinh lý, mức độ hứng thú, ý tưởng sáng tạo, khả năng tạo hình… của trẻ mầm non ở từng giai đoạn. Từ đó, đề xuất, thử nghiệm các phương pháp dạy học mới, tiến tiến hiện nay vào thực tiễn nhằm nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Đối với trẻ mầm non (3 tháng đến 6 tuổi), giáo dục thẩm mĩ là một quá trình sư phạm, nhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhận thức đúng đắn cái đẹp trong đời sống sinh hoạt, trong tự nhiên và trong nghệ thuật. Hoạt động tạo hình là con đường thú vị để giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống.

Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt cảm xúc của mình. Ở giai đoạn này, ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả, lý thú nhất. Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh… Vì vậy đây là giai đoạn tối ưu, là “mảnh đất màu mỡ” để gieo hành vi sáng tạo cho trẻ. 

Sự sáng tạo của trẻ em khác với người lớn, trẻ thường bắt đầu bằng sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng và thường không có tính chủ đích. Đây là yếu tố quan trọng để các nhà sư phạm đề xuất các biện pháp dạy học hiệu quả.

ThS Nguyễn Thị Hằng chia sẻ hoạt động tạo hình bao gồm nhiều hoạt động như: vẽ, nặn, xé dán, cắt... Đối với trẻ mầm non, bên cạnh sản phẩm của trẻ tạo ra, thì giáo viên cần đánh giá kỹ năng vẽ, nặn, xé dán theo yêu cầu lứa tuổi. Ở mỗi kỹ năng, giáo viên cần chú ý đáng giá ở các tiêu chí sau:

    Vẽ: kỹ năng cầm bút vẽ, sắp xếp bố cục; kỹ năng sử dụng màu sắc và cách phối màu, chất liệu; cách sử dụng nguyên vật liệu,…

    Nặn: lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt, ghép đính…

    Cắt: cắt theo đường thẳng, lượn cong…

    Xé dán: xé vụn, xé theo dải dài, to, nhỏ… xé lượn vòng cung các hình đã vẽ sẵn.

Thế giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và được trẻ thể hiện những điều trẻ muốn nói, mang dấu ấn của riêng mình. Những gì trẻ miêu tả trong tranh vẽ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Màu sắc, đường nét mà trẻ vẽ nhiều khi phi lí, trái với thực tế nhưng lại vô cùng có lí khi nghe trẻ lí giải. Khi xem sáng tạo cũng như khả năng diễn đạt của trẻ; chúng ta phải đặt mình vào vị trí của trẻ, quan sát, tư duy theo cách của trẻ thì mới hiểu được tranh của trẻ muốn nói gì.

ThS Lê Đình Được nhấn mạnh: trẻ em nói chung đều thích vẽ, nặn… mặc dù đó là những sản phẩm thực hiện theo cảm hứng, dẫu động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện tài năng của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong sản phẩm đó. Vì vậy, các biện pháp giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng cá nhân trẻ, chi khi đó mới phát huy hết khả năng sáng tạo của các con.

Mặc dù còn nhiều quan điểm chưa đi đến thống nhất trong việc đưa ra các phương pháp dạy học tích cực nhưng buổi sinh hoạt chuyên môn đã mở ra những hướng nghiên cứu mới cho giảng viên. Với rất nhiều kiến giải thú vị, hấp dẫn đã tạo nên không khí sinh hoạt chuyên môn vui vẻ, cởi mở, thân thiện đậm chất học thuật. Điều này có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp mỗi giảng viên có thêm nhiều tri thức về chuyên môn nghiệp vụ mà còn xây dựng nên tập thể đoàn kết trong đơn vị.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi sinh hoạt chuyên đề:

DK1.jpg

DK2.jpg

DK3.jpg

DK4.jpg

DK5.jpg

DK6.jpg



Đình Được - Đình Kiên
Khoa Sư phạm

Khoa Sư Phạm

  • Hội nghị Cán bộ viên chức và Công đoàn khoa Sư phạm năm học 2022 – 2023
  • Lễ Bảo vệ Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Khóa 43 hệ chính quy
  • Khoa Sư phạm tổ chức tọa đàm Kỷ luật tích cực trong thực hành làm nhà giáo mầm non
  • Đại hội đại biểu Liên Chi đoàn Khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2022 - 2024
  • Chi bộ Khoa Sư phạm sinh hoạt chuyên đề năm 2021
  • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn và phương pháp dạy học nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
  • Khoa Sư phạm tổ chức tập huấn chuyên môn cho sinh viên và giáo viên mầm non
  • Tập huấn chuyên môn cập nhật các vấn đề hiện đại trong đào tạo giáo viên mầm non
  • Tấm gương giảng viên trẻ Khoa Sư phạm, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021
  • Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19

  • Xem tất cả
    HOẠT ĐỘNG
    • Đăng ký tuyển sinh
    • Đăng ký nhập học
    • Tư vấn-Hướng nghiệp
    • Khoa học và Công nghệ
    • Hợp tác quốc tế
    • Kiểm định chất lượng
    • Văn hóa - Nghệ thuật
    • Kết nối OA Zalo
    THÔNG TIN
    • Công khai giáo dục
    • Công tác HSSV
    • Phổ biến pháp luật
    • Thực hành-Thực tập
    • Lý lịch khoa học
    • Văn bản pháp quy
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch công tác
    • Sinh viên tốt nghiệp
    • Facebook
    TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn TN - Hội SV
    KHOA-PHÒNG-TRUNG TÂM
    • Phòng Đào tạo-CTSV
    • Phòng Tổ chức-Hành chính-HTQT
    • Phòng Khảo thí-ĐBCL-QLKH
    • TT Hỗ trợ SV-LKĐT
    • Khoa Sư phạm
    • Khoa Giáo dục nghề nghiệp
    • Khoa Ngoại ngữ-CNTT
    • Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ
    • Trường THMN Họa Mi

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ

    Địa chỉ: 123 Nguyễn Huệ - TP Huế - Thừa Thiên Huế

    Điện thoại: 0234.3822179 - 0234.3833584

    Email: cdsp@thuathienhue.gov.vn

    Sản phẩm của Ban ứng dụng & phát triển CNTT

      

    Some text in the modal.