Hoạt động tư vấn, hỗ trợ (HĐTV, HT) sinh viên là một hoạt động quan trọng
trong Nhà trường, góp phần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để SV học tập,
rèn luyện trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao. Nội dung
HĐTV, HT sinh viên trong nhà trường bao gồm các hoạt động tư vấn, hỗ trợ về đời
sống: tình bạn, tình yêu, tư vấn, sức khỏe sinh sản, luyện tập thể thao, tiếp cận
các dịch vụ…; Tư vấn, hỗ trợ về học tập, nghiên cứu khoa học: về phương pháp học
tập, về đăng kí học tập, về thi cử, chọn đề tài tiểu luận, khóa luận, học bổng…;
Tư vấn, hỗ trợ về ngành nghề, định hướng việc làm, giới thiệu việc làm, bồi dưỡng
kĩ năng tìm việc, tổ chức các hoạt động ngày hội việc làm…
Để tăng cường cho
công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên, Trường đã cho thành lập Trung tâm HTSV&LKĐT.
Hoạt động từ tháng 01/2011, nhiệm vụ của Trung tâm là tổ chức liên kết đào tạo
nâng cao trình độ cho người học và tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho người
học. Sau khi thành lập, Trung tâm HTSV&LKĐT đã tổ chức nhiều hoạt động tư vấn,
hỗ trợ cho người học như tư vấn, hỗ trợ về học tập, nghiên cứu khoa học; tư vấn,
hỗ trợ về ngành nghề, điều kiện sống; tư vấn, hỗ trợ về khởi nghiệp; tư vấn, hỗ
trợ về tìm kiếm việc làm; tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên,
bồi dưỡng các kỹ năng chuyên ngành, tập huấn các phần mềm chuyên môn; liên kết
với các cơ quan, doanh nghiệp giới thiệu việc làm; thực hiện đào tạo theo đơn đặt
hàng với các doanh nghiệp, đơn vị khác… Các hoạt động trên đã thu hút nhiều
sinh viên và học viên tham gia, vừa đem lại cho người học những lợi ích thiết
thực trong nâng cao kĩ năng mềm của bản thân, tìm kiếm được việc làm phù hợp với
nhu cầu, vừa mang lại nguồn thu cho nhà trường để tái đầu tư vào các hoạt động
đào tạo khác.
Tuy nhiên, vì nhiều
lí do khách quan và chủ quan, công tác tư vấn, hỗ trợ người học tại trường vẫn
còn nhiều khó khăn, bất cập. Việc tư vấn, hỗ trợ vẫn chưa thực sự đáp ứng được
nguyện vọng, nhu cầu của người học. Để nâng cao hiệu quả HĐTV, HT người học tại
Trường, giúp Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nâng cao hiệu
quả hoạt động, góp phần phát triển thương hiệu Nhà trường trong đào tạo nhân lực
đáp ứng nhu cầu xã hội, cần thiết phải thực hiện một số biện pháp sau:
Một là,
bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về hoạt động tư vấn, hỗ trợ người học cho lực lượng
tham gia
Đây là điều đầu
tiên cần phải làm để phát huy được tinh thần hợp tác, thống nhất và trách nhiệm
trong quản lí, tổ chức thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ người học. Mục đích của
biện pháp này là tạo sự chuyển biến về mặt nhận thức và nâng cao nhận thức của
CBGV, HSSV và người học về vai trò, vị trí, mục tiêu của công tác tư vấn, hỗ trợ
người học; xác định rõ ràng và nâng cao trách nhiệm của các thành viên trong
công tác này. Từ đó sẽ thúc đẩy HĐTV, HT người học đạt được mục tiêu, mục đích
đề ra.
Có thể thực hiện biện
pháp này qua một số hình thức sau:
- Thông qua Tuần
sinh hoạt công dân HSSV đầu năm học, Nhà trường cần quán triệt cho CBGV và HSSV
thấy được vai trò, vị trí, mục đích của công tác tư vấn, hỗ trợ người học trong
giai đoạn hiện nay và vai trò, trách nhiệm của mỗi lực lượng trong công tác
này;
- Việc tổ chức các
buổi đối thoại giữa Nhà trường với HSSV 01 lần/kỳ, tổ chức đối thoại giữa Khoa
và HSSV nên đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ nhằm kịp thời nắm bắt tình hình học
tập cũng như tâm tư, nguyện vọng của người học để có biện pháp giải quyết ngay;
- Thường xuyên tổ
chức các buổi tọa đàm, giao lưu, tập huấn giữa Nhà trường và các đơn vị sử dụng
lao động để nắm bắt và thống nhất nhận thức thực hiện tốt công tác này.
Hai là,
bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ người học
đáp ứng yêu cầu của Nhà trường
Mục đích của biện
pháp này là xây dựng đội ngũ làm công tác tư vấn, hỗ trợ người học tại các
Khoa, Phòng, Trung tâm, Đoàn TN - Hội SV và các CBGV làm công tác QLL/CVHT từng
bước chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, có năng lực tư vấn,
hỗ trợ, có trách nhiệm trong công việc, tận tụy hỗ trợ cho người học. Có thể thực
hiện một số hoạt động sau:
- Lựa chọn CBGV làm
công tác QLL/CVHT là người có khả năng tư vấn, hỗ trợ cho người học về các vấn
đề liên quan đến học chế tín chỉ, tư vấn cho người học biết cách học tập phù hợp
với điều kiện và năng lực của bản thân;
- Xây dựng đội ngũ QLL/CVHT
đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Lựa chọn CBGV có trách nhiệm và uy tín để
đảm nhiệm công việc QLL/CVHT. Ngoài ra, cần phân công một QLL/CVHT quản lý một
nhóm SV với số lượng hợp lý, tránh tình trạng một QLL/CVHT phải phụ trách quá
nhiều sinh viên, dẫn đến không nắm chắc tình hình của nhóm sinh viên do mình phụ
trách;
- Tăng cường các
hình thức bồi dưỡng đội ngũ QLL/CVHT, chẳng hạn như mở các lớp bồi dưỡng, tập
huấn cho đội ngũ QLL/CVHT. Trong đó, chú trọng trang bị những kiến thức về quy
trình đào tạo theo học chế tín chỉ, mục tiêu, chương trình đào tạo của ngành học.
Mỗi QLL/CVHT cần có sổ tay riêng để theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của
sinh viên;
- CBGV làm công tác
tư vấn, hỗ trợ người học phải nâng cao trình độ hiểu biết, rèn luyện kĩ năng của
mình về mọi mặt, không ngừng học hỏi về phương pháp tư duy khoa học, phân tích,
tổng hợp, nhanh chóng tìm ra bản chất những khó khăn của người học để đáp ứng
nhu cầu tư vấn của người học;
- Tăng cường thêm
các buổi gặp gỡ giữa QLL/CVHT và SV với các hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến
qua các phần mềm Microsoft Teams, Google Meet…, tạo điều kiện thuận lợi hơn để
giải đáp các thắc mắc của sinh viên, làm cơ sở giúp Nhà trường đánh giá chính
xác và công bằng về hiệu quả của từng QLL/CVHT;
- Tăng cường các biện
pháp kiểm tra, giám sát và các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với QLL/CVHT.
Việc làm này sẽ góp phần làm cho công tác QLL/CVHT có nề nếp và hiệu quả hơn;
- Đối với các lớp
THPT học Trung cấp tại trường, nên bố trí các CBGV làm công tác chủ nhiệm lớp
là các CBGV làm việc tại các Phòng, Trung tâm để có nhiều thời gian trong giờ
hành chính thuận tiện cho công tác theo dõi, giúp đỡ, định hướng, rèn luyện, tư
vấn và hỗ trợ cho các em khi cần thiết;
- Bố trí CBGV làm
thêm công tác tư vấn tâm lí học đường.
Ba là, đa
dạng hoá các hoạt động tư vấn, hỗ trợ người học
Các HĐTV, HT sinh
viên của Nhà trường là khá phong phú về hình thức và hiệu quả trong công tác.
Tuy vậy trong từng giai đoạn vẫn cần tiếp tục đa dạng các HĐTV, HT sinh viên để
hướng tới hỗ trợ người học tốt hơn. Cụ thể cần quan tâm thực hiện các hoạt động
hỗ trợ đời sống HSSV, quan tâm thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lí, giới
tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản cho HSSV. Bên cạnh đó cũng cần tổ
chức các chương trình, hoạt động dành cho HSSV để trang bị cho các em những kiến
thức về An toàn giao thông, Pháp luật, Sức khỏe qua các Chương trình, Hội thi,
Tọa đàm…
Bốn là,
đẩy mạnh công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng mềm, chứng chỉ, chứng nhận
Đối với HSSV các
năm đầu, các nhóm kỹ năng được tập trung trang bị là: Kỹ năng Tư duy sáng tạo,
Kỹ năng Giải quyết vấn đề - Ra quyết định, Kỹ năng Giao tiếp và thuyết trình hiệu
quả, Kỹ năng Làm việc nhóm, Khám phá năng lực của bản thân…
Đối với SV năm cuối,
cần tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng về Kỹ năng Phỏng vấn xin việc, Kỹ năng Tìm
việc và chinh phục nhà tuyển dụng, Kỹ năng Tìm kiếm thông tin việc làm trên các
trang mạng….
Các chương trình
này có thể được tổ chức dưới hình thức các Hội thảo, Chuyên đề, Tập huấn do các
CBGV có chuyên môn trong Trường thực hiện hoặc mời các chuyên gia, diễn giả tham
gia giao lưu, trao đổi.
Cần tăng cường công
tác tuyên truyền, quảng bá thông tin các lớp bồi dưỡng kĩ năng mềm, chứng chỉ,
chứng nhận cho người học có nhu cầu bằng nhiều biện pháp: Bảng thông báo tuyển sinh, thông tin
trên website của Trường, thông tin qua đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học, các
buổi sinh hoạt đoàn thể; qua các giảng viên QLL/CVHT và huy động lực lượng HSSV
tham gia công tác tuyển sinh của nhà trường qua việc động viên các em quảng bá
các ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo của nhà trường đến người thân, bạn
bè trong các dịp như nghỉ hè, nghỉ lễ, trên trang mạng xã hội Facebook, Zalo...
Năm là, đẩy mạnh công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp,
giới thiệu việc làm
Việc biên soạn tài
liệu về Kỹ năng tìm kiếm việc làm để công bố trên website tại chuyên mục Tư vấn
– Hướng nghiệp để định hướng, hỗ trợ HSSV tự học, tự trau dồi các kỹ năng là một
nhiệm vụ cấp thiết cần triển khai ngay.
Ttrên website của
Nhà trường có chuyên mục “Tư vấn – Hướng
nghiệp”, trang fanpage Trung tâm xây dựng chuyên mục “Tư vấn,
hỗ trợ và hướng nghiệp cho người học” để định kì đăng tải các bài viết tư vấn,
định hướng cho người học chọn nghề và vị trí việc làm phù hợp. Hiện nay 02
chuyên mục này đã được tham mưu để ban hành và đạt được những kết quả ban đầu:
Chuyên mục “Tư vấn – Hướng nghiệp” đã
có 10 bài viết và 2.143 lượt xem thông tin các ngành học và định hướng cho người
học chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp của mình. Chuyên mục “Tư vấn, hỗ trợ và hướng nghiệp cho người học”
trên trang fanpage Trung tâm có đã 14 bài post với 2.783 lượt tiếp cận, 1.107
lượt tương tác.
Sáu là,
ứng dụng công nghệ trong hoạt động tư vấn, hỗ trợ người học
Có thể ứng dụng
CNTT trong tư vấn, trao đổi với người học bằng cách tăng cường sử dụng mạng xã
hội, ứng dụng Zalo, Messenger để tư vấn, trao đổi với người học.
Thành lập các Group
trên Facebook hoặc Zalo để thường xuyên cập nhật thông tin cho những cá nhân cần
hỗ trợ về thông tin hoặc có nhu cầu cần tư vấn. Trong các group này bố trí
Admin là những CBGV được phân công trong công tác tư vấn, hỗ trợ người học ở
các mảng cụ thể và thường xuyên trao đổi với người học để vừa nắm bắt tâm tư
nguyện vọng, vừa cập nhật thông tin;
Sử dụng các công cụ
hỗ trợ của Meta Business Suite: Meta Business Suite là một công cụ miễn phí
trên Facebook, hỗ trợ thêm các công cụ nhắn tin trên trang fanpage giúp tiết kiệm
thời gian, tạo mối quan hệ kết nối với nhiều người hơn và phổ biến thông tin
nhanh chóng, hiệu quả hơn. Có một số công cụ hỗ trợ của Meta Business Suite có
thể tích hợp và thiết lập trong Facebook Messenger để tăng cường hiệu quả trong
tư vấn, trao đổi với người học như Công cụ lên lịch bài đăng, nhúng plugin Chat
vào trang fanpage, thiết lập tin trả lời tự động…
Việc thăm dò, khảo
sát nhu cầu người học cũng có thể ứng dụng công nghệ để tiết kiệm mà hiệu quả,
ví dụ sử dụng công cụ khảo sát nhu cầu người học các lớp chính quy trong phần mềm
Quản lí đào tạo của Nhà trường; Sử dụng công cụ khảo sát tích hợp trên phần mềm
dạy học trực tuyến Microsoft Teams mà Trường đang sử dụng; Sử dụng công cụ khảo
sát Google Forms (Mẫu); Sử dụng các phần mềm khảo sát online như: Survey Monkey,
Survey Planet, Lime Survey, Yes Insights, Survey Gizmo, Typeform, Khaosat.me…
Xu thế của người học
hiện nay là đọc nhanh để nắm bắt nhanh thông tin, không có nhiều thời gian và
kiên nhẫn để đọc các bảng thông tin dài. Các inforgaphic với hình ảnh đẹp, bắt
mắt, thông tin ngắn gọn, dễ hiểu sẽ rất hiệu quả trong số hóa thông tin quảng
bá. Do đó cần ứng dụng các phần mềm đồ họa để thiết kế trong tuyên truyền, quảng
bá thông tin theo hướng tăng kênh hình, giảm kênh chữ, chỉ cung cấp những thông
tin thiết yếu trên các hình ảnh quảng bá nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của
người học như Photoshop, Adobe Illustrator, Corel Draw, Canva... hoặc các phần mềm thiết kế các đoạn video,
animations, flash ngắn để giới thiệu các thông tin hướng nghiệp, tư vấn, hỗ trợ
cho người học như Videoscribe, Animiz, Windows Movie Maker hoặc ProShow
Producer.
Trong xu thế hiện
nay có thể ttổ chức các chương trình Livestream miễn phí trên Youtube, Facebook
để tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm với nhiều phần mềm hỗ trợ hoàn toàn miễn
phí như GoStream, xSplit Broadcaster và OBS Studio. Với Facebook, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ của Meta Business Suite
để tạo các buổi livestream. Chức năng Studio Sáng tạo trong Meta
Business Suite (nằm trong thẻ Tất cả công cụ) có tích hợp tính năng Live
Producer giúp người quản trị Trang có thể thiết lập các buổi livestream trực tiếp
hoặc tạo sự kiện phát trực tiếp theo lộ trình để thông tin tiếp cận với người
truy cập dễ dàng hơn.
Bảy là,
thiết lập mối quan hệ giữa Nhà trường và các đơn vị phối hợp
Một thành phần rất quan trọng có ảnh hưởng đến công tác
tư vấn tuyển sinh của tất cả các cơ sở dạy nghề đó là các doanh nghiệp, những
đơn vị đang hoạt động trên các lĩnh vực có liên quan đến các ngành nghề
đào tạo của trường. Vì vậy, nhà trường và Trung tâm cũng cần phải có sự phối
hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để họ cùng tham gia tuyển sinh; tham gia xây
dựng chương trình, giáo trình; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, kĩ năng; tham
gia đánh giá kết quả học tập của học viên khi hoàn thành khóa học và điều quan
trọng là họ sẵn sàng tiếp nhận những học viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp
vào làm việc trong doanh nghiệp.
Tám là,
đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ người học
Việc công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ
người học có nhiều tác dụng: vừa giám sát quản lí việc tổ chức của hoạt động
này vừa kịp thời biểu dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt
hoặc nhắc nhở những đơn vị, cá nhân còn chưa sâu sát trong công tác tư vấn, hỗ
trợ người học. Do đó cần triển khai các hoạt động sau:
- Thường xuyên phân công các thành viên trong Ban hỗ trợ
HSSV khởi nghiệp và tìm kiếm việc làm kiểm tra, đánh giá các hoạt động đã được
đăng kí trong bản kế hoạch đã được phê duyệt từ đầu mỗi năm học;
- Tổ chức tổng kết định kì hàng năm nhằm đánh giá lại
hiệu quả của các cá nhân, đơn vị được phân công thực hiện HĐTV, HT người học;
- Bên cạnh việc đánh giá các nội dung của hoạt động hỗ
trợ, tư vấn cũng cần đánh giá sự phối hợp tổ chức giữa các đơn vị, đoàn thể
trong và ngoài trường để có các biện pháp huy động các nguồn lực ngoài trường
vào công tác hỗ trợ người học tại trường;
- Trao đổi, bàn bạc với những CBGV làm công tác tư vấn,
hỗ trợ người học, các QLL/CVHT về các nội dung cụ thể của công tác tư vấn, hỗ
trợ, các khó khăn gặp phải trong quá trình công tác để chia sẻ, rút kinh
nghiệm;
- Tổng hợp ý kiến góp ý, kết quả thăm dò ý kiến về
nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của người học qua các kênh khác nhau để tham mưu, đề
xuất với Ban giám hiệu nhà trường để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với
thực tế.