Cách
đây 75 năm, ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” phát động phong trào thi đua ái quốc
trên cả nước. Người chỉ rõ: Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai;
bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở
nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn
hóa. Người kêu gọi: Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc
ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta
có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi.

Chủ
tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
Lời kêu gọi thi đua ái quốc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức lôi cuốn, động viên, hiệu triệu toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý
chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh gian khổ, lập nên những chiến công
hiển hách và thành tích to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Thi đua đã
thực sự trở thành một động lực cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đưa cách
mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh dù chỉ gồm hơn 400 từ nhưng là sự kết tinh và thể hiện
tập trung những nội dung cơ bản tư tưởng của Người về thi đua ái quốc, là văn
kiện chứa đựng những chỉ dẫn quý báu, có giá trị sâu sắc cả về lý luận và thực
tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước; đặc biệt là thể hiện sự rõ nét tính
hệ thống và nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, về xây
dựng đời sống mới, xã hội mới, con người mới.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc xác
định mục đích của phong trào thi đua yêu nước là: “Diệt giặc đói, Diệt
giặc dốt, Diệt giặc ngoại xâm”, để nhằm thực hiện “Hạnh phúc cho dân”.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc đã
chỉ rõ nội dung thi đua: “Làm cho mau, Làm cho tốt, Làm cho nhiều” trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ quân sự, kinh tế, cho đến chính trị, văn
hóa. Đây là sự thể hiện tính toàn diện của cuộc kháng chiến, sâu xa hơn là tính
toàn diện của sự nghiệp cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi
đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 01/5/1952 (Ảnh tư liệu)
Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã nêu rõ phương châm về cách làm: “dựa vào: Lực
lượng của dân, Tinh thần của dân, để gây: Hạnh phúc cho dân”. Đó là sự kết hợp
giữa huy động sức dân và bồi dưỡng sức dân, huy động sức dân, phát huy
tinh thần và lực lượng của dân xét đến cùng là để mang lại hạnh phúc cho dân.
Đó cũng là tính nhân văn, triệt để của sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên bổn phận của mỗi người dân yêu nước trong các hoạt
động thực tiễn: Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia
mọi công việc. Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn. Đồng
bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp. Đồng bào công nhân và nông dân thi
đua sản xuất. Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh.
Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân. Bộ đội và dân
quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng. Tóm lại, tất cả mọi
người Việt Nam, hễ là người yêu nước đều có trách nhiệm phải tham gia các phong
trào thi đua.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
nói chuyện tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước tháng 12/1966 (Ảnh tư liệu)
75
năm đã qua từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, đất nước và dân tộc đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử; uy tín, vị thế của đất nước trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao. Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn
mạnh “Cơ đồ đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày hôm nay”. Trong thành tựu
chung của đất nước có sự đóng góp quan trọng của các phong trào thi đua yêu
nước.
75
năm qua giúp chúng ta nhận thức rõ hơn giá trị cả về lý luận và thực tiễn của
tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về thi đua yêu nước nói
riêng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đó không chỉ là những
chỉ dẫn, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phát huy tinh thần yêu nước
thông qua những công việc cụ thể hằng ngày trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc trước đây, mà còn là sự cổ vũ, dẫn đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước giàu mạnh, văn minh hiện nay.
75
năm một chặng đường lịch sử, cùng với đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, tư tưởng Hồ Chí
Minh về thi đua yêu nước có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo, định hướng các
phong trào thi đua yêu nước có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo, định hướng
các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng; lôi cuốn, động viên
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, không quản hy sinh
gian khổ, sẵn sàng đem hết trí tuệ, sức lực phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vẫn đang soi đường cho dân tộc Việt Nam trên hành trình xây dựng một nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Lê Kế Quân
Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng - Quản lý khoa học