Đổi mới
hình thức kiểm tra đánh giá là một trong những yêu cầu cơ bản, cần thiết để
nâng cao chất lượng dạy học hiện nay ở các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm. Đặc
biệt là đổi mới đánh giá kiểm tra theo định hướng tiếp cận năng lực của sinh
viên. Khoa Sư phạm, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế trong những năm vừa
qua đã thực hiện tốt nội dung này với mục tiêu học lí thuyết gắn liền với thực
hành giảng dạy ở trong các tình huống thực tiễn khác nhau.
Các học
phần thực hành giảng dạy của ngành giáo dục mầm non được giảng dạy ngay từ năm
học thứ nhất . Thực tế cho thấy, sinh viên năm thứ nhất chưa được trang bị nhiều
về kiến thức giảng dạy, tuy nhiên bằng sự kết hợp học tập trên lớp với thực
hành thực tập tại các cơ sở mầm non từ học kì 1 của năm thứ nhất, đặc biệt là sự
nỗ lực tinh thần tự học, tự tìm tòi, sinh viên ngành giáo dục mầm non đã hoàn
thành các học phần phương pháp đạt hiệu quả cao. Một trong những học phần để lại
nhiều cảm xúc cho các bạn sinh viên là học phần Phương pháp cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học. Với dung lượng 3 tín chỉ (trong đó có 2 đơn vị tín chỉ lí
thuyết (30 tiết) và 1 tín chỉ thực hành (30 tiết), các bạn sinh viên có nhiều
điều kiện vừa học lí thuyết vừa thực hành. Bên cạnh việc quan sát hoạt động giảng
dạy tại Trường MN Thực hành (thuộc Trường CĐSP Thừa Thiên Huế), giảng dạy theo
nhóm (sinh viên làm trẻ) thì các bạn có cơ hội giảng dạy trên trẻ tại các cơ sở
giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Huế. Đây là điều kiện thuận lợi về thời
gian, không gian và đối tượng giảng dạy giúp sinh viên vững vàng, thành thạo về
chuyên môn sau khi kết thúc học phần.
Kiểm
tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực của sinh viên trong các học phần
thực hành không chỉ giúp sinh viên vận dụng tri thức lí thuyết vào thực hành giảng
dạy một hoạt động cụ thể ở trường mầm non mà còn giúp đánh giá được khả năng xử
lí các tình huống xảy ra trong hoàn cảnh khác nhau của thực tiễn. Đánh giá kiểm
tra theo hướng tiếp cận năng lực không có nghĩa là xem nhẹ mức độ kiến thức và
kĩ năng mà thực tế là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tố: kiến thức, kĩ năng
và việc vận dụng vào thực tế dạy học.
Năm học
2022 – 2023, trong học phần Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học,
sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ từ 5 đến 7 sinh viên để tập luyện giảng
dạy với các bài thơ, câu chuyện có trong chương trình giáo dục mầm non. Với một
ngày thi của 11 nhóm sinh viên đã hoàn thành tốt nội dung thi của mình. Kết quả
có 11 nhóm đều đạt điểm giỏi. Đây là kết quả của những ngày khổ công tập luyện
của các bạn sinh viên.
Dưới đây là một số hình ảnh:




Thu Hiền
Trường Thực hành Mầm non