Căn cứ Quyết định số
296/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Đào
tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 -
2025” thực hiện năm 2021 và công văn số 1366/ĐHSPHN-KHCN ngày 30 tháng 8
năm 2021 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về việc mời tham dự tập huấn chuyên
môn cập nhật các vấn đề hiện đại trong đào tạo giáo viên mầm non, từ ngày 22/9
đến ngày 2/10, giảng viên Khoa Sư phạm, Trường Cao đẳng Sư
phạm Thừa Thiên
Huế tham gia tập huấn 2 Module bàn về các vấn đề hiện đại
trong đào tạo giáo viên mầm non.
Mục đích của đợt tập
huấn nhằm:
- Học
tập, nghiên cứu về
quan sát trẻ trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non và đạo đức nghề
nghiệp trong ứng xử của giáo viên mầm non.
- Tạo cơ hội cho cán bộ
giảng viên giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về các vấn đề
hiện đại trong đào tạo giáo viên mầm non.
Trong 10 ngày làm việc
nghiêm túc, say mê, hiệu quả các thầy cô giáo đã tham dự 2 nội dung:
Module 1: Quan sát trẻ trong các hoạt động giáo
dục ở trường mầm non. Module này gồm có các kỹ năng quan
sát trẻ em trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
như:
xác định nội dung, hình thức và công cụ quan sát; các bước tiến hành quan sát
(thu thập dữ kiện, phân tích các dữ kiện quan sát, lập kế hoạch tác động đến
trẻ sau quan sát); hướng dẫn sinh viên thực hiện quan sát trẻ em trong các hoạt
động giáo dục ở trường mầm non…
Với nội dung của Module
1, có một vấn đề đặt ra Hệ thống quan sát trẻ theo quá
trình có phù hợp và hiệu quả tại các trường mầm non ở Việt Nam?
Hiện
nay, Việt
Nam đang đẩy mạnh việc dạy và học tích cực trở thành chiến lược chủ
chốt nhằm nâng cao chất lượng học tập của trẻ tại trường mầm non. Từ
năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập trung nhiều
hơn vào giáo dục mầm non và đã thiết lập cơ sở vững chắc cho các trường
mầm non công lập. Theo một nghiên cứu của Bộ (Công cụ phát triển lứa tuổi mầm
non, EDI), 25% trẻ em Việt Nam ở độ tuổi lên 5 rất dễ bị tổn thương, trong
đó 50% số trẻ có nguy cơ bị tổn thương ở ít nhất một lĩnh vực phát triển. Điều
23, Luật Giáo dục Việt Nam quy định mục
đích chính của giáo dục mầm non là “thông qua việc tổ chức
các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu
gương, động viên, khích lệ”.
Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã thông qua các quy định mới về các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục mầm non. Mối quan tâm về chất lượng của Bộ
cũng đã dẫn đến việc áp dụng các tiêu chuẩn học tập và phát triển lứa tuổi mầm
non vào năm 2014 cũng như cải cách chương trình giáo dục mầm non nhằm tập
trung vào trẻ, tích hợp, linh hoạt, học bằng chơi và quan tâm đến từng cá nhân…
Module 2: Đạo đức nghề nghiệp trong ứng xử của
nhà giáo dục mầm non. Module này gồm có các nội
dung: các
thành tố của đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non; các tiêu chí cốt lõi trong
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non; thể hiện đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên mầm non qua ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp; cách thức nâng cao
đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non…
Các
nội dung của đợt tập huấn đã đem đến những nhận thức mới, sâu sắc cho các thầy
cô giáo tham dự. Chúng tôi hi vọng đây là cơ hội để cán bộ giảng viên Khoa Sư
phạm được trang bị nhiều kiến thức chuyên môn trong bối cảnh toàn cầu hóa nền
giáo dục cũng như tâm thế chủ động cho năm học mới.
Một số hình ảnh của đợt
tập huấn:




Chu Đình Kiên
Khoa Sư phạm