• Kết nối Official Account Zalo
Tuyển sinh | Thư viện
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Lịch tuần
  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Thư viện
  • ...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỪA THIÊN HUẾ

Khoa Sư phạm tổ chức tập huấn chuyên môn cho sinh viên và giáo viên mầm non
  1. Trang Chủ
  2. Tin tức-Sự kiện
  3. Khoa Sư Phạm

03-10-2021 | Lượt xem: 588

 

Từ ngày 22, 23, 24/09/2021, các giảng viên của Tổ Giáo dục Mầm non, Khoa Sư phạm đã tham dự tập huấn Module 1: Quan sát trẻ trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức theo công văn số 1366/ĐHSPHN-KHCN ngày 30 tháng 8 năm 2021. Hôm nay, các thầy cô trong Tổ Giáo dục Mầm non tiến hành tập huấn các nội dung của Module này cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non và giáo viên Trường Thực hành Mầm non với các nội dung, kỹ năng quan sát trẻ em trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non: xác định nội dung, hình thức và công cụ quan sát; các bước tiến hành quan sát (thu thập dữ kiện, phân tích các dữ kiện quan sát, lập kế hoạch tác động đến trẻ sau quan sát)…

K6.jpg

Buổi tập huấn hướng đến mục đích:

- Cung cấp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non và giáo viên Trường Thực hành Mầm non các nội dung về quan sát trẻ trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Bao gồm:

+ Nắm được cách thức quan sát và chấm điểm cảm giác thoải mái và mức độ tham gia của trẻ từ 3 đến 5 tuổi, sử dụng thang đo Leuven và phiếu quan sát cá nhân trẻ.

+ Xác định được những rào cản mà trẻ gặp phải trong quá trình học tập và tham gia hoạt động.

+ Hiểu và ứng dụng 8 điểm hành động để nâng cao cảm giác thoải mái và mức độ tham gia của trẻ.

- Tạo cơ hội cho giảng viên, sinh viên và giáo viên mầm non giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về các vấn đề hiện đại trong đào tạo giáo viên mầm non.

K7.jpg

Có một câu hỏi đặt ra: Điều gì tạo nên chất lượng của giáo dục mầm non? Chúng tôi đã đi truy tìm đáp án cho câu hỏi đó và nhận thấy rằng:

Chất lượng giáo dục chỉ đạt được nếu trẻ có học tập. Bằng cách quan sát cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ, giáo viên biết được trẻ có đang học hay không. Trong trường hợp này, chất lượng giáo dục mầm non chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của giáo viên.

Cảm giác thoải mái liên quan đến mức độ khi những nhu cầu cơ bản của trẻ được đáp ứng, nghĩa là khi trẻ cảm thấy vui vẻ, thư giãn, hành động một cách tự nhiên, tràn đầy sức sống và tự tin… khi mà trẻ cảm thấy mình như “cá gặp nước”.

Sự tham gia có thể nhìn thấy khi trẻ tập trung cao độ, thể hiện sự quan tâm, tò mò và cả đam mê, có động lực, say mê hoạt động và cởi mở tiếp nhận các hoạt động tương tự. Mức độ tham gia được dẫn dắt bởi sự thôi thúc của trẻ muốn trải nghiệm thế giới (định hướng trải nghiệm). Sự tham gia chỉ xảy ra khi trẻ được thử thách và hoạt động hết khả năng của mình, trong Vùng phát triển gần nhất. Trẻ chỉ có thể thực sự tham gia nếu cảm thấy thoải mái, thư giãn và trong khoảnh khắc đó, trẻ sẽ đạt được mức độ học sâu.

Vậy thang đo nào để đánh giá mức độ thoải mái và tham gia của trẻ? (1)

Để đánh giá mức độ thoải mái và tham gia của trẻ trong lớp học, giáo viên cần đặt mình vào vai trò của trẻ và nhìn nhận sự việc từ cái nhìn của các em. Bằng cách quan sát có hệ thống từng trẻ, giáo viên sẽ có thể rút ra kết luận về hoạt động trí óc của trẻ. Nếu việc đồng cảm với trẻ mang tính chất chủ quan, thì mức độ thoải mái và tham gia có thể được đo lường bằng cách quan sát lớp học, sử dụng các thang đánh giá được thiết kế một cách khoa học. Thang Leuven miêu tả 5 cấp độ thoải mái và tham gia, từ rất thấp đến rất cao. Nghiên cứu đã chỉ ra độ tin cậy của thang này: nhiều người cùng quan sát một đứa trẻ và cùng đánh giá ở cấp độ giống nhau.

K8.jpg

Bằng cách đo lường các cấp độ này, giáo viên sẽ xác định được những rào cản khiến một số trẻ trong lớp không học tập và tham gia các hoạt động. Những rào cản đó có thể liên quan đến đặc tính của môi trường học, các hoạt động và chất lượng tương tác. Đối với trẻ có mức độ tham gia dưới cấp độ 4, giáo viên nên tiến hành thực hiện các quan sát và phân tích sâu hơn.

3 nội dung tập huấn được các thầy cô giáo trình bày như sau:

1. Cách thức quan sát và chấm điểm cảm giác thoải mái và mức độ tham gia của trẻ từ 3 đến 5 tuổi, sử dụng thang đo Leuven và phiếu quan sát cá nhân trẻ (do Th.S Trần Bá Hưng phụ trách).

2. Những rào cản mà trẻ gặp phải trong quá trình học tập và tham gia hoạt động (do Th.S Hoàng Thị Hải Yến phụ trách).

3. Ứng dụng 8 điểm hành động để nâng cao cảm giác thoải mái và mức độ tham gia của trẻ (do Th.S Hồ Thị Thanh Hương phụ trách).

Đây là những nội dung tập huấn thú vị, thiết thực, gắn với thực tiễn đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả năng lực học tập, đặc biệt là các kĩ năng quan sát trẻ đạt hiệu quả.

 

 (1) Chúng tôi tham khảo thang đo Leuven từ nguồn của TS. Ferre Laevers, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Thực nghiệm, Trường Đại học Leuven, Bỉ.

Link tham khảo thang đo: https://vietnam.vvob.org/sites/vietnam/files/annexes-adaptedscales-and-actionpoints-leavers-vn_0.pdf

Chu Đình Kiên
Khoa Sư phạm

Khoa Sư Phạm

  • Hội nghị Cán bộ viên chức và Công đoàn khoa Sư phạm năm học 2022 – 2023
  • Lễ Bảo vệ Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên ngành Giáo dục mầm non, Khóa 43 hệ chính quy
  • Sinh hoạt chuyên môn về kĩ năng tạo hình - ý tưởng sáng tạo của trẻ mầm non
  • Khoa Sư phạm tổ chức tọa đàm Kỷ luật tích cực trong thực hành làm nhà giáo mầm non
  • Đại hội đại biểu Liên Chi đoàn Khoa Sư phạm nhiệm kỳ 2022 - 2024
  • Chi bộ Khoa Sư phạm sinh hoạt chuyên đề năm 2021
  • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn và phương pháp dạy học nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
  • Tập huấn chuyên môn cập nhật các vấn đề hiện đại trong đào tạo giáo viên mầm non
  • Tấm gương giảng viên trẻ Khoa Sư phạm, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021
  • Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19

  • Xem tất cả
    HOẠT ĐỘNG
    • Đăng ký tuyển sinh
    • Đăng ký nhập học
    • Tư vấn-Hướng nghiệp
    • Khoa học và Công nghệ
    • Hợp tác quốc tế
    • Kiểm định chất lượng
    • Văn hóa - Nghệ thuật
    • Kết nối OA Zalo
    THÔNG TIN
    • Công khai giáo dục
    • Công tác HSSV
    • Phổ biến pháp luật
    • Thực hành-Thực tập
    • Lý lịch khoa học
    • Văn bản pháp quy
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch công tác
    • Sinh viên tốt nghiệp
    • Facebook
    TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn TN - Hội SV
    KHOA-PHÒNG-TRUNG TÂM
    • Phòng Đào tạo-CTSV
    • Phòng Tổ chức-Hành chính-HTQT
    • Phòng Khảo thí-ĐBCL-QLKH
    • TT Hỗ trợ SV-LKĐT
    • Khoa Sư phạm
    • Khoa Giáo dục nghề nghiệp
    • Khoa Ngoại ngữ-CNTT
    • Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ
    • Trường THMN Họa Mi

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ

    Địa chỉ: 123 Nguyễn Huệ - TP Huế - Thừa Thiên Huế

    Điện thoại: 0234.3822179 - 0234.3833584

    Email: cdsp@thuathienhue.gov.vn

    Sản phẩm của Ban ứng dụng & phát triển CNTT

      

    Some text in the modal.