• Kết nối Office Account Zalo
Tuyển sinh | Thư viện
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Thông báo
  • Lịch tuần
  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Thư viện
  • ...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỪA THIÊN HUẾ

QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN VÀ V.I.LÊNIN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  1. Trang Chủ
  2. Tin tức-Sự kiện
  3. Khoa Giáo dục nghề nghiệp

14-11-2022 | Lượt xem: 128

Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, xã hội tồn tại được là nhờ quá trình sản xuất của cải vật chất. Mặc dù quan điểm này không nói đến vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, nhưng khi nghiên cứu về sự vận động và mâu thuẫn của nền sản xuất TBCN. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: Giáo dục sẽ sản sinh ra sức lao động. Các ông đưa ra một luận điểm quan trọng, đó là: “Kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” [1, tr.688]. Ở đây vị trí, vai trò của giáo dục được thể hiện là một hoạt động giúp cho con người phát triển một cách toàn diện, là căn cứ để phân biệt con người với con vật. C.Mác khẳng định: “Bản chất của “con người đặc thù” không phải là râu của nó, không phải là máu của nó, mà là phẩm chất xã hội của nó” [3, tr.337]. Ông nhấn mạnh rằng, con người sáng tạo ra hoàn cảnh và hoàn cảnh cũng tạo ra con người. C.Mác cho rằng, “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội” [2, tr.11]. Trong lĩnh vực giáo dục, C.Mác đã có những luận giải hết sức khoa học khi khẳng định vai trò to lớn, đặc biệt quan trọng của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Theo ông, giáo dục bao giờ cũng phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; tính chất giáo dục được quy định bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Sức mạnh tạo nên sự phát triển của xã hội nằm ngay trong hoạt động của con người và giáo dục chính là con đường cơ bản tạo nên sự liên thông của thế hệ này sang thế hệ khác, của quốc gia này với quốc gia kia, đồng thời thể hiện sự thích ứng với trình độ phát triển xã hội của con người.

Suy đến cùng, yếu tố con người chính là nền tảng tạo nên sự phát triển của xã hội. Nhưng để có những con người hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ thì họ cần phải được giáo dục và đào tạo bài bản, phải có những người thầy chất lượng thì mới tạo được thế hệ vàng cho đất nước. Nói đến mục đích giáo dục, C.Mác viết: “Như O-oen đã nói tỉ mỉ và rõ ràng rằng: Nền giáo dục sau này là nền giáo dục làm cho mỗi một trẻ em khi đến lứa tuổi nhất định đều biết kết hợp trí dục, thể dục với công tác lao động sản xuất. Đấy không những là một phương pháp để tăng thêm mức sản xuất của xã hội, mà còn là một phương pháp duy nhất để đào tạo ra lớp người phát triển toàn diện, phương pháp này đã được manh nha từ trong chế độ nhà máy mà ra” [5, tr.41- 42]. Không dừng lại ở việc khẳng định mục đích của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội, C.Mác cũng đã đưa ra những tư tưởng rất cơ bản về nguyên lý, phương châm, phương pháp, hình thức và nội dung giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, của sản xuất. Ông nói: “Những điều khoản của đạo luật công xưởng, nói chung trong toàn bộ, đối với việc giáo dục, tuy có vẻ ít ỏi thật, nhưng cũng đã tuyên bố được rằng trẻ em bắt buộc phải có trình độ sơ học mới được đi làm. Thành công của những điều khoản đó đã chứng tỏ một cách thực tiễn lần đầu tiên cho người ta thấy rằng có thể kết hợp giáo dục và thể dục với lao động chân tay và ngược lại, lao động chân tay với giáo dục và thể dục” [3.tr.42]; “việc kết hợp trí dục, thể dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp với lao động sản xuất có thù lao, có thể nâng trình độ giai cấp công nhân lên cao hơn các giai cấp lớp giữa và lớp trên nhiều” [5, tr.42]. Ông dự đoán rằng, việc “sớm kết hợp công tác lao động sản xuất với giáo dục sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để cải tạo xã hội hiện nay” [5, tr.42]. Trình độ phát triển sản xuất, trình độ văn minh của xã hội ảnh hưởng rất lớn đến trình độ phát triển của giáo dục. C.Mác cho rằng: “Nền công nghiệp do toàn thể xã hội kinh doanh một cách tập thể và có kế hoạch thì lại càng cần có những người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông được toàn bộ hệ thống sản xuất” [5, tr.41].

Giáo dục có trọng trách to lớn trong việc đào tạo những con người có đủ đức và tài để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Muốn vậy, trước tiên phải quan tâm đến địa vị và đời sống của giáo viên. V.I.Lênin từng phê phán nhận thức ấu trĩ, sai lầm, không thấy được tầm quan trọng của người thầy giáo. Ông viết: “Người ta đã làm rất nhiều để thức tỉnh giáo giới cũ, kêu gọi họ nhận nhiệm vụ mới, làm cho họ thiết tha đến việc đặt vấn đề sư phạm một cách mới mẻ, thiết tha đến các vấn đề như vấn đề tôn giáo. Nhưng chúng ta lại bỏ qua mất việc chủ yếu. Chúng ta không quan tâm hoặc quan tâm rất không đầy đủ đến việc nâng cao địa vị người giáo viên lên đến một trình độ cần thiết, không như thế thì không thể nói đến văn hóa nào cả, dù là văn hóa vô sản hay cả văn hóa tư sản đi nữa” [4, tr.681- 684].

            Tư tưởng hết sức đúng đắn và sâu sắc trên đây của V.I.Lênin được ông đưa ra cách chúng ta gần một thế kỷ, nhưng vẫn còn nguyên giá trị gợi mở quan trọng cho Đảng ta khi xây dựng quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Một trong những giải pháp quan trọng mà V.I.Lênin đưa ra nhằm thúc đẩy sự đổi mới của nền giáo dục Xô Viết là “chúng ta phải làm cho giáo viên ở nước ta có một địa vị mà trước đây họ chưa từng có, hiện nay vẫn không có và không thể có được trong xã hội tư sản. Đấy chính là một sự thật không cần minh chứng nữa. Chúng ta phải tiến tới tình hình ấy bằng cách cố gắng nâng cao một cách có hệ thống, kiên nhẫn và liên tục trình độ tinh thần của giáo viên, chuẩn bị cho họ về mọi mặt để họ đảm đương được sứ mệnh cao cả của mình, nhưng việc chủ yếu vẫn là và luôn luôn là phải cải thiện đời sống vật chất của họ” [4, tr.681- 684].

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phải bắt đầu từ người thầy, đó là một định hướng đúng đắn. Bởi người thầy luôn là yếu tố cơ bản để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và mang lại thành công cho sự nghiệp trồng người ở mỗi quốc gia. Đó cũng là nền tảng để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách giáo dục và đào tạo ở các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

____________­­­­­_____________

1. C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, tập 1. Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật 1995,

2. C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, tập 3. Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật 1995,

3. C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, tập 23. Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật 1995,

4. V.I.Lênin (1970), Toàn tập, tập 1. Nxb, Sự thật, Hà Nội,

5. Mai Đức Ngọc (2018), Tư tưởng của C.Mác về giáo dục và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 6 (325), 6/2018.

Nguyễn Thủy Tiên
Khoa Giáo dục nghề nghiệp

Khoa Giáo dục nghề nghiệp

  • Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, công tác pháp chế, giáo dục pháp luật năm 2022 và triển khai công tác năm 2023
  • Hội nghị học tập, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII của Chi bộ Khoa Giáo dục nghề nghiệp.
  • Những nhận thức và cảm nghĩ sâu sắc của sinh viên trường CĐSP Thừa Thiên Huế về chuyến tham quan Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • Những tháng ngày năm ấy - khi tôi là học viên!
  • Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo
  • Sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế tham quan, nghiên cứu thực tế tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • Đại hội Chi bộ Khoa Giáo dục nghề nghiệp, nhiệm kỳ 2022 - 2025
  • Tập huấn sử dụng Sách giáo khoa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
  • Tham quan thực tế tại Nhà tù Phú Quốc
  • Hội nghị chuyên đề về cải tiến phương pháp dạy học của Khoa Giáo dục nghề nghiệp

  • Xem tất cả
    HOẠT ĐỘNG
    • Đăng ký tuyển sinh
    • Đăng ký nhập học
    • Tư vấn-Hướng nghiệp
    • Khoa học và Công nghệ
    • Hợp tác quốc tế
    • Kiểm định chất lượng
    • Văn hóa - Nghệ thuật
    • Kết nối OA Zalo
    THÔNG TIN
    • Công khai giáo dục
    • Công tác HSSV
    • Phổ biến pháp luật
    • Thực hành-Thực tập
    • Lý lịch khoa học
    • Văn bản pháp quy
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch công tác
    • Sinh viên tốt nghiệp
    • Facebook
    TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn TN - Hội SV
    KHOA-PHÒNG-TRUNG TÂM
    • Phòng Đào tạo-CTSV
    • Phòng Tổ chức-Hành chính-HTQT
    • Phòng Khảo thí-ĐBCL-QLKH
    • TT Hỗ trợ SV-LKĐT
    • Khoa Sư phạm
    • Khoa Giáo dục nghề nghiệp
    • Khoa Ngoại ngữ-CNTT
    • Khoa Bồi dưỡng nghiệp vụ
    • Trường THMN Họa Mi

    TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN HUẾ

    Địa chỉ: 123 Nguyễn Huệ - TP Huế - Thừa Thiên Huế

    Điện thoại: 0234.3822179 - 0234.3833584

    Email: cdsp@thuathienhue.gov.vn

    Sản phẩm của Ban ứng dụng & phát triển CNTT

      

    Some text in the modal.